K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C. 4 từ láy

31 tháng 12 2021

C

                                     CẦM LẤY TAY NHAUĐếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên códáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh vàkhẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàngthanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo...
Đọc tiếp

                                     CẦM LẤY TAY NHAU
Đếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có
dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và
khẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng
thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên cụ. Suốt
đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm lấy tay cụ già
vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai cụ.
Đến rạng sáng thì cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần thiết.
Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lời chia buồn với chàng lính trẻ thì anh chợt
ngắt ngang hỏi : " Ông cụ ấy là ai vậy ?"
Cô y tá sửng sốt : " Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ !"
- Ồ không, ông ấy không phải là cha tôi. - Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. – Tôi chưa
gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ?
- Tôi nghĩ là người ta nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi và anh
ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi gặp được con trai
mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi đã nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi
không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên
tôi mới quyết định ở lại.
Mẹ Tê-rê-sa * đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai
phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một
mình trong những bất hạnh của đời mình.
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của
cuộc sống. Lúc nào cũng có một ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có
một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu.

(Theo Xti-vơ-Gu-đi-ơ)
*Mẹ Tê-rê-sa (1910 – 1997), vốn là người An-ba-ni, được phái làm giáo sĩ thừa sai
công giáo La Mã tại Ấn Độ. Mẹ đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm giúp đỡ người
nghèo, được giải Nô-ben hòa bình năm 1979.

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối ?
a. Một thanh niên là bạn con trai cụ.
b. Người con trai cụ.
c. Một thanh niên xa lạ.

2. Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên ?
a. Cụ già qua đời.
b. Cậu thanh niên không phải là con cụ già.
c. Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm.

3. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già ?
a. Vì anh không biết đi đâu.
b. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này.
c. Vì các bác sĩ yêu cầu như vậy.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và
sẵn lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người chung quanh.
b. Hãy biết sống chan hòa với mọi người.
c. Hãy biết kiên trì làm việc.                           

            Giup minh voi  

2

hoa mắt trả nhìn thấy gì

15 tháng 12 2021

nó bị lỗi, tớ copy lúc đầu vẫn theo thứ tự thế mà bây giờ lại bị liền nhau

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Các em nhỏ và cụ già1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

4
25 tháng 3 2019

Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.

24 tháng 12 2020

Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

Câu đầu tiên của đoạn 1

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới...
Đọc tiếp

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

1
30 tháng 6 2018

Đáp án

Từ tượng hình “rũ rượi”, “ xộc xệch”, “sòng sòng” (0,5 điểm)

⇒ Diễn tả cái chết đau đớn, vật vã tột cùng của nhân vật lão Hạc hiền lành, thiện lương (0,5 điểm)

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới...
Đọc tiếp

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão

1
23 tháng 2 2018

Đáp án

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)

xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi...
Đọc tiếp

xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

0
Phần đọc hiểu“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng...
Đọc tiếp

Phần đọc hiểu

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

1
3 tháng 4 2019

Đáp án  

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác giả xưng tôi. Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự xen miêu tả, biểu cảm. (1 điểm)

22 tháng 12 2021

Chọn A

22 tháng 12 2021

thank you so much

Phần I: Á Quỷ.Trước đây nhà bà ngoại mình ở vườn có trồng một cây Dầu- mình không rõ cây này lắm, nhưng nghe bà ngoại tả nó có quả như cây xoan, nhét vào súng ống nứa bắn rát vãi đ. Khi mẹ mình lớn thì chặt đi lâu rồi, do có nhiều chuyện liên quan đến cây này lắm, chuyện là khi ông ngoại mình mới chuyển công tác về quê mình bây giờ, thì mua được một mảnh đất một ông cùng cơ...
Đọc tiếp

Phần I: Á Quỷ.

Trước đây nhà bà ngoại mình ở vườn có trồng một cây Dầu- mình không rõ cây này lắm, nhưng nghe bà ngoại tả nó có quả như cây xoan, nhét vào súng ống nứa bắn rát vãi đ. Khi mẹ mình lớn thì chặt đi lâu rồi, do có nhiều chuyện liên quan đến cây này lắm, chuyện là khi ông ngoại mình mới chuyển công tác về quê mình bây giờ, thì mua được một mảnh đất một ông cùng cơ quan, ông bà xây nhà mãi nhưng xây xong lận đận quá. Lúc mái gianh bị cháy, lúc thì cột nhà mục nó sụp một mảng nhà- mà gỗ cột là gỗ lim ông cùng các bác tự đi chặt về, rồi trộm đục tường, các kiểu. Một thời gian sau ổn định, bà mình chăn nuôi thì thời gian đầu mọi chuyện nó bình thường, sau thì đàn gà nhà bà mình nuôi không một con gà mái nào đẻ nữa- kiểu như đẻ hết trứng rồi ấy, rồi con nào con ấy gáy như gà trống vậy, nhưng con nào gáy thì chỉ ba bốn ngày sau là lăn ra chết, toàn chết kiểu như bệnh rũ gà giờ, nhưng lông gà rụng dần rồi ấy, lúc làm thịt thì chả còn giọt máu nào cả. Còn chó thì bà mình kể không bao giờ nuôi được chó lông màu khác chó màu vàng, nuôi con nào chết con ấy. không hiểu chết kiểu gì mà con nào con ấy cứ đập đầu vào cây Dầu rồi chết dưới gốc cây ấy, ông bà mình hoang mang lắm, nhưng vì các con nên cố bám trụ- vì ông đang có công tác ổn định, con bà mắc làm hàng.

Còn chó thì bà mình kể không bao giờ nuôi được chó lông màu khác chó màu vàng, nuôi con nào chết con ấy. Mà mười mấy năm nay đúng là mình chưa thấy nhà bà nuôi được con chó nào màu khác vậy, chó lông vàng thì mắc đủ bênh đủ tật, ghẻ lở gì kinh qua hết, mà nó sống dai như bọ, còn chó đen chó vện thì được dăm bữa nửa tháng, là thấy ông bà lụi cụi mang chôn rồi. Rồi một ngày ông bà mới vỡ lẽ ra tại sao nhà mình nó lại lần đạn thế, thì hôm ấy là mùng 1 tháng bảy âm- tháng âm lịch thì nó đọc nhất hai ngày- mùng 1 và rằm, nếu mọi người ai chưa rõ thì mình xin nói nhiều chút: Rằm thì trăng tròn nhất, khi ấy Thái Âm khí từ mặt trăng mạnh nhất, nên âm khí nó thịnh, ma quỷ dễ lên, nhưng thánh thần cũng dễ hiện. Còn mùng một thì độc hơn, “Mùng một lưỡi trai”- nghĩa là bình thường ngày này không có trăng, học trăng chỉ hé như miệng con trai- lúc này Thái Âm khí không có, chỉ có Thiếu Âm khí từ mặt đất thôi, nên Thánh thần không có hiện ra, mà chỉ có ma quỷ ngày này- vong, ngạ quỷ,… nên cúng mùng 1 là thế. Hôm ấy thì ông đi từ nhà máy về, đi về đến ngõ thì nom thấy bóng người vắt vẻo trên cây Dầu, ở dưới là một đám lố nhố nữa, tưởng là trẻ con trong xóm trèo lên cây hái quả, ông mới quát:

– Tối thế này mà bọn mày trèo lên cây à, ngã lộn cổ bây giờ, xuống ngay!

Thì đứa trên cây mới quay đầu sang phía ông, cười khanh khách mấy cái, rồi nói vọng ra- giọng nói nghe ông kể lại là nó kèn kẹt như kiểu bụi tre lúc gió bão ấy, khó nghe, ghê ghê:

– Nhà taooo…. tao ở đấy…

Rồi nó đưa tay với lấy đầu, kéo nghẹo cổ sang một bên, vừa nói vừa cười khanh khách:
-Ngã lộn cổ như thế này đấy phỏng….

Trong ánh mắt kinh hãi của ông thì nó buông người từ cây Dầu rơi xuống đất bịch một cái, tức thì đám đen dưới đất vừa khóc vừa cười, lại rú lên một cách ghê rợn, ông mình lúc đấy khiếp hãi lắm rồi, liền vứt bịch cái xe Phượng Hoàng xuống, chạy ù té vào nhà, không phải là ông mình nhát, mà là ông chạy vào xem bà với các bác mình có việc gì không! Vào đến nơi thì ông thở phào, vội lay bà dậy rồi hỏi bà có nghe gì không, bà lắc đầu, xong đấy ông chỉ ra gốc cây Dầu ngoài vườn thì bà thấy đám ấy, nhưng mắt chúng nố đỏ lòm lên như đám đom đóm lớn màu đỏ tươi vậy, chúng vừa khóc vừa cười rồi cứ dần dần tiến về nhà ông bà mình, ông bà sợ quá ôm lấy các bác mình mà chẳng biết làm gì. Nhưng đến lúc đấy thì bống có tiếng gà gáy vang lên, bọn nó biến mất tăm…

Hôm sau, trời vừa sáng bảnh, ông liền lập tức xuống nhà ông Nhĩ- thầy cao tay nhất mấy làng mình ngày xưa. Mình kể sơ qua về cụ một chút, cụ Nhĩ ngày xưa học chữ Nho, sau bãi bỏ thi cử thì cụ từ quan về quê, nhưng cụ đỗ Tú Tài nên người cùng làng gọi cụ là thầy Tú Nhĩ, cụ nuôi Âm Binh- không phải Âm Binh kiểu thầy phù thủy nuôi là vong, quỷ đói, ngạ quỷ,.. mà cụ nuôi Binh Hồn. Ông mình kể là Binh Hồn là vong linh của binh lính tử trận, hoặc là vong linh có linh tính, không màng hương hoa, không đòi âm đức- nghe cụ Tú Nhĩ bảo đây à phép của Đạo giáo Nội tu Toàn Chân, chứ không phải phép của Ngoại tu kiểu Phù Thủy như Mao Sơn. Cụ có một cái túi, cất giữ một nhúm đậu, gọi là Đậu Binh, làm pháp Tát Đậu Thành Binh, lại có một chiếc gương bát quái- vừa là gương vừa là La Bàn, mỗi khi cụ đi làm phép thì cầm nó đi xem trạch địa từng nhà, xem hướng xem giờ đủ cả. Ông mình vừa tới thì đã thấy cụ ngồi ngay ngắn ở cái phản rồi, cụ vừa cười vừa rót nước chè rồi nói:

– Chú sang sớm thế có chuyện phỏng? Tôi thấy sắc mặt chú vượng khí không tốt, tối qua chắc gặp vật không lành, nay sang chắc vì chuyện vậy chăng?

– Cụ phán chuẩn quá ạ, chả là nhà con…

Vừa nói ông mình vừa kể chuyện nhà mình cho cụ nghe, cụ Nhĩ vừa nghe vừa nhíu mày, rồi cụ mới ôn tồn nói:
– Hỏng! Thú thực với chú, ngày xưa đất nhà chú là nơi đất nghịch- năm xưa Duy Tân ra Bắc, nhưng đến Thanh Hóa là bị giữ lại, không bước nửa chân qua Tam Điệp- sĩ phu Bắc Kỳ uất hận, dâng sớ lên Văn Miếu, rồi nguyện khất thực bộ hành từ Hà Nội vào kinh đô gặp vua, ai ngờ đâu Toàn quyền nó biết, nó bắt hết gia quyến nhà người ta, mang chém hết. Xã ta có bốn cụ tham gia bộ hành, người nhà mang chém ngót 40 người, tất cả vùi thây ở sau hào tre làng, có lẽ chết vì oán hận, nên oán khí không tan, gặp ngày mồng Môt tụ lại mà tác quái..

– Chẳng lẽ đất nhà con…

– Trước đất nhà chú gọi là Đồng Than- vì cứ mỗi tháng lại nghe tiếng than khóc, tiếng rên rỉ của gần bốn mươi mạng người chết oan kia, sau mấy cụ cao niên thỉnh Thành Hoàng ngự xuống, thì Người mới bảo là chị áp chế được hai giáp thôi, nhưng hơn ba chục năm rồi không thấy động tĩnh gì! Không nghĩ nó lại hoành hành thế. Rồi cụ lại thở dài, nói tiếp “Mà chú cũng liều, gà qué chết như vậy mà không nói tôi sớm, tôi trộm nghĩ có lẽ bọn này hút huyết khí của gia cầm, không còn là vong nữa đâu… Có khi thành đã trở thành á quỷ rồi!”

Ông mình nghe thế giật mình lắm, mới hỏi gấp cụ Nhĩ:

– Á quỷ là gì hả cụ?

– Người có tinh, khí, thần, tinh là huyết nhục, thể xác, tinh mạnh thì sống thọ, tinh yếu thì chết yểu. Thần là tinh thần, ba hồn bảy vía, thần mạnh thì vía mạnh, ma sợ quỷ khiếp, can qua được tai họa. Còn Khí, cái này ảo diệu nhất, mỗi người có khí riêng, không ai giống ai, nhưng phần nhiều chia thành Ám khí, Linh khí, người Ám khí nặng thì phần nhiều đầu trộm đuôi cướp, người Linh khí mạnh thì giàu có, phước lộc nhiều. Mà người Ám khí át Linh khí chết đi thì thành Vong, Vong này không có Tinh, lại thiếu Thần, chỉ có Khí- vậy nên không trung hòa được bản tính của mình, mà từ từ tích uất hận nên trở nên hại người. Tích nhiều quá trở thành Á Quỷ- Quỷ này là Hậu thiên, nghĩa là bẩm sinh không phải Quỷ, mà do luyện thành. So với Quỷ bình thường, nó không mạnh bằng, nhưng luận độ độc ác, gian tà, thì không Quỷ nào địch được.

Ông mình khiếp hãi lắm, bồn chồn không yên, lại nhìn thấy cụ Nhĩ đăm chiêu nên lại càng bứt rứt, thì cụ Nhĩ như sực tỉnh, quay sang nói với ông mình:

– Giờ chú nghe tôi này, bây giờ chú cứ về nhà trước, đưa thím với mấy đứa con nít đi chỗ khác ngay, rồi về đây ta tính chuyện sau, bước nào hay bước đấy. Rồi cụ bấm bấm đốt tay, gật mạnh đầu hối thúc: “Nay là ngày Thân, tháng Bảy à? Thế chú phải đưa thím ngay trong giờ Thìn, nhanh lên, không là không kịp, đợi nó đến giờ Mùi là hỏng chuyện, rồi chú về nhà tôi luôn, mai ta về nhà chú!”

Cụ Nhĩ nói thê rồi đưa tiễn ông, ông lập tức về nhà đưa bà về, vì lúc ông từ nhà cụ về đã 8 rưỡi sáng rồi, chỉ còn hơn hai tiếng để dọn đi thôi! Lu bu mãi sáng hôm sau mới về nhà cụ được!

Sau khi ông đưa bà đi, về nhà cụ Nhĩ, bấy giờ thì trong gian nhà của cụ có sẵn hai người trung niên cùng một cụ xêm xêm tuổi cụ Nhĩ nữa, cụ cười cười rồi giới thiệu với ông mình:

– Chắc chú chưa biết, đây là hai học trò lớn của tôi, giờ nó đang tu Đạo trên Thái Vi, tận trên tỉnh Ninh Bình, tối qua tôi gửi chim bắn tin, chúng nó về phụ tá một tay!

Vừa nói cụ vừa chỉ sang một hai người cạnh ông mình- hai người này vẻ mặt hiền hòa, nhàn nhã, mặc áo bào khoác hờ lên vai, nhẹ nhàng cúi đầu chào ông mình. Hồi đấy người ta vẫn mặc áo the, nhưng mặc áo bào thì hiếm, ngay cả lý trưởng cũng không mặc nữa. Tiếp đấy cụ Nhĩ lại chỉ vào cụ già bên cạnh, nói:

– Đây là sư đệ của tôi, tận trong Vinh, so với tôi thì bản lĩnh của hắn phải hơn tôi ba phần, có hắn chuyện nhà chú không phải là khó khăn gì.

Ông mình nghe thế vội quay sang cúi chào cụ già kia, cụ này nghe là sư đệ của cụ Nhĩ, nhưng mái tóc bạc trắng, mang vẻ già nua, có vẻ già hơn cụ Nhĩ phải hai chục tuổi, cụ này nghe thế đang nhắm mắt dưỡng khí liền mở hai mắt ra, cười mỉm:

– Sư huynh quá lời, tạp kỹ của tôi há lại bằng sư huynh, tôi là đi đường tắt, luyện thêm cả Ngoại tu, trả giá bằng Âm đức, Nguyên Khí mới lay lắt đến hôm nay. Giờ giúp được ai hay người ấy. Nhìn người này Vong khí quấn thân, có vẻ gặp chuyện không lành…

Cụ Nhĩ liền quay sang kể chuyện về đất nhà mình, cụ già kia càng ngày càng nhíu mày, thở hắt ra:
– Sư huynh, Á Quỷ chắc rồi, huyết chó vốn là vât tanh bẩn, nhưng có tính kị tà, mà chúng lại hút huyết chó, thì e rằng tà khí của chúng không phải dạng vừa đâu…

Cụ Nhĩ lúc đấy mới quay sang dặn dò tất cả người trong phòng:

– Tối nay ta sang nhà chú T một lần, mọi người nghỉ sớm!

****

Đến tối, cả đoàn năm người băng qua đồng hoang về nhà ông mình, nhà ông mình không phải nằm ở trong làng mà phải đi qua một cánh đồng nữa mới tới, đến nơi, cụ Nhĩ lấy chiếc La bàn ra, ngắm nghía một chút rồi quay lại dặn dò từng người.

– Ấm khí nặng quá! Giờ tôi chưa xác định được vong tà nó tập trung đến mức nào. Theo tôi thì ta nên kết Bắc Đẩu trận- tôi và sư đệ mỗi người hai cung, chú T với hai đồ đệ tôi mỗi người một cung! Bắc Đẩu tinh chủ tử, là vong hồn chi chủ- kết trận này để mượn tử khí tránh đi Quỷ Nhãn của Á Quỷ, rồi sau đấy theo sách cũ mà làm.

Mọi người gật gật đầu, ông mới hỏi cụ Nhĩ:

– Thưa cụ, con không biết pháp, chỉ là người thường, kết trận liệu có ảnh hưởng lắm không?

– Chú không cần boăn khoăn gì! Chú tuổi Dần, tôi sẽ sắp cho chú chủ vị Thiên Y- chỉ cần giữ vững tinh thần, không nên lo sợ phá vỡ vị trí, thì chắc chắn không có bất cứ thương tổn gì cả.

Rồi cụ Nhĩ xoay xoay La Bàn, đi vòng vòng quanh nhà, nhìn ngắm nhà mình một chút rồi ấn định từng người vào chỗ riêng, Bắc Đẩu trận bàn có 7 vị, năm người đứng một chỗ, còn hai vị trí thì cụ Nhĩ để ở đấy chiếc La Bàn, một vị trí thì sư đệ cụ để lại một cái thước lớn. Vừa bày xong trận thì cụ Nhĩ tung nắm đậu ra, trong ánh mắt kinh ngạc của ông mình hạt đậu dần dần run rẩy rồi bay tà tà mặt đất ngang eo người lớn, tỏa ra ánh sáng màu lam nhạt, cụ liền chỉ tay vào nhà rồi hét:

– Càn chi Thiên, Thiên tựa Thương Khung. Khôn vi Địa, Địa như Huyền Hoàng. Linh Khí quy Thiên, Ám khí trầm Địa. Tát Đậu thành Binh, Hào khí ngang Vân, kết lập Xã Đàn, pháp lập tựa Thiên Võng. Tế Trời, Tế Linh Khí, triệt Ám Khí. Thái Vi pháp lệnh, phán quyết: Sát Sát Sát!!!

SAu ba tiếng Sát của cụ, Đậu Binh tiến thành một dòng lũ lao vào đất nhà mình, đa phần lao vào cây Dầu, rồi bỗng nhiên lúc đấy gió lạnh thổi lên, thổi tắt hơn một phần ba nến mà cụ Nhị thắp lúc đọc lệnh. Rồi một tiếng the thé vang lên:

– Phá hỏng chuyện của tao… Tao vặt đầu từng thằng…

Rồi từ cây Dầu lao ra một bóng đen, mắt nó sáng rực như đèn, cao lêu nghêu, miệng há rộng đỏ lòm như máu, vừa cười méo xệch miếng lại vừa nghiến răng kèn kẹt. Nó lom lom nhìn vào từng người, rồi đưa tay với sang bên người nó. Là xác một con dê lớn, không trách dạo này hàng xóm mất nhiều súc vật, lợn gà, chó không kể, mà mất cả một số súc vật lớn như Dê, nghé nữa. Cụ Nhĩ thấy thế giật mình, nhưng vẫn quát lớn:

– Quỷ nơi nào há lại dám hoành hành như vậy! Chết là hết, lại dám quanh quẩn làm hại sinh linh, không muốn Luân hồi nữa chăng?

– Câm mồm, thằng nho già! Còn dạy tao, chết hết đi…

Nói rồi nó vung tay lên, ném xác con dê về phía cụ Nhĩ, lại tiếp tục vung tay lần nữa, nó tựa như biến thành làn khói, bây về phía Đạu Binh, mõi lần lao đến phía đám Đậu, tuy đều bị giữ lại nhưng ánh sáng của đậu yếu đi rất nhiều. Vừa lao nó vừa cười khe khé:

– Chết hết đi…tao giết hết…giết hết.

Ông mình thấy thế sợ hãi lắm, nhưng vẫn cố đứng nguyên vị trí, lúc này cụ Nhĩ mới quay sang nói lớn:

– Sư đệ, nhanh tay! Quỷ này hút được tam thực khí, hút đủ huyết khi Bò, Lợn, Dê rồi, không sợ dương khí nữa! Giúp tôi nhanh!

Lúc này sư đệ của cụ Nhĩ mới cười nhạt, nhếch môi cười khẽ, rồi phất phất tay, từ tay áo cụ mới bay ra một đoàn khói nhạt- mờ mờ ảo ảo, bay về phía trận chiến phía trước, nhưng đoàn khí vụ này không lao về phía con quỷ Dầu, mà lao về phía đậu binh, nhất thời âm binh đã yếu thế không chịu nổi nữa, tan tác như gianh. Cụ Nhĩ lúc này tâm thần tập trung vào Đậu binh, binh vỡ thì tướng cũng phải chịu ít nhiều, cụ liền run rẩy, phun một nhúm máu ra, vẻ mặt nhợt nhạt không thể tin được quay sang nhìn cụ kia:

– Sư đệ, cớ ra làm sao?

– Sư huynh, vô độc bất trượng phu! Trao pháp quyết mà sư phụ trước khi quy trần đưa cho tôi, nếu không… Nói đến đây cụ kia cười một lần nữa, ánh mắt loe lói lên, lại phất tay một lần nữa, con quỷ kia tỏ vẻ sợ sệt, lùi dần rồi tiến đến cạnh lão, ra vẻ rất cung kính, đến bấy giờ thì ai cũng đã rõ, thì ra lũ chúng nó ủ mưu, làm ra tuồng kịch để ám cụ Nhĩ một kích:

Cụ Nhĩ nét mặt bệnh tật, run rẩy không đứng vững, con hai vị đồ đệ của cụ thì cứ đứng ở vị trí cũ quay cuồng đâm chém vung tay không thôi, riêng ông mình thì không có việc gì, có lẽ lão kia cảm thấy ông mình là người thường, chẳng có tác dụng gì nên cũng lười chả thèm ra tay. Cụ nhìn lão một lúc, hỏi lớn:

– Là mi dùng pháp giúp con Quỷ này thu huyết khí, áp đi linh thức của Thổ Địa, Thành Hoàng, từ từ tu luyện?

– Phải, năm năm rồi, nếu không phải thằng này xây nhà nơi này, tôi há phải làm gấp gáp thế? Nhưng mà nhờ nó, tôi mới có cơ hội lấy mạng sư huynh chứ…

Nói rồi lão cười rộ lên, vẻ mặt ánh mắt có vẻ thỏa mãn lắm, rồi liên tục vuốt râu, nhìn về phía cũ Nhĩ. Ai ngờ lúc này con Quỷ bên cạnh lão mới đưa tay đâm lão một cái xuyên từ bụng qua lưng. Lão giật mình, đau đớn nhìn xuống, bàn tay đen xì của con quỷ mới xoắn mạnh một cái nữa, hoàn toàn làm vết đâm loang rộng ra, rồi kéo một cái nữa, móc tim của lão ra. Cuối cùng lão chỉ kịp trợn mắt lên rồi ngã xuống đất, trào máu, chết không nhắm mắt. Con Quỷ cầm tim lão, hít hà mấy cái rồi vứt toạt vào miệng rộng đầy máu, nhai nhóp nhép:

– Tim người…Người…tao muốn ăn…

Lão chết thì ảo thuật che mắt hai học trò cụ Nhĩ mất hẳn, hai học trò cụ sực tỉnh lao lại, chỉ cần nhìn họ cũng hiểu điều gì xảy ra, một người căm giận nói:

– Không ngờ sư thúc hắn dám đi theo con đường dưỡng quỷ, ai ngờ người tính không bằng trời tính! Quỷ kế đa đoan, tin lời quỷ, thà rằng tự tìm chết…

Bấy giờ con quỷ đứng yên như đang cố hấp thụ tim lão sư đệ, thì mở to mắt ra, từ mắt nó chảy ra một dòng mắt màu đỏ sậm, tanh tưởi khôn cùng, nhe lớn hai hàm răng ra, nó cười khàn rồi lao vụt lại phía đám người. Một vị đồ đệ cụ Nhĩ mới ôm láy ông mình, chạy vụt ra ngoài, số là cụ Nhĩ thấy bất ổn liền nói nhỏ với vị ấy, tí nữa liệu căm gắp mắm, thấy khó là lui, bảo kê ông mình đi trước, nếu không mạng người khó giữ.

Cụ Nhĩ và người đệ tử còn lại tiếp tục đứng bắt quyết, tay liên tục tạo thành pháp ấn, rồi lầm nhầm tung về phía con Quỷ. Sau đấy mọi chuyện không rõ ra sao, nhưng nghe ông mình thuật lại thì đi băng qua cánh đồng vẫn nghe tiếng gào tú, tiếng ấm ấm như đốt pháo.. Mãi tận gần sáng, cụ Nhĩ cùng đồ đệ cụ mới về nhà, ai đấy đầu tóc rối bù, mặt tái nhợt đi như mất máu, cụ Nhĩ vừa ngồi xuống đã thở dốc rồi nói:

– Lần này gặp may, mang được thân già về, tôi tưởng tôi không qua nổi đêm nay nữa, nhưng con Quỷ này cũng xổng mất rồi, không thể bắt được. Lần này phúc không bằng họa rồi, tôi phỏng đoán nó tu dưỡng an ổn, lại về làng mình thôi….

Ông mình nghe thế sợ lắm, xin cụ Nhĩ nghĩ cách giúp cho, cụ cũng chỉ thở hắt một hơi, rồi nói với ông mình:

– Tôi còn một đứa đồ đệ nữa, là đồ đệ quan môn của tôi, tôi đã nhắn nó. Sau này nếu làng bất ổn, nó sẽ về ngay! Còn chú, tôi khuyên chú chuyển nhà đi, dù gì chú thím cũng có công tác, chuyển vào trong làng có Âm trạch Thành Hoàng, dễ hơn…

Ông mình nghe thế cũng cảm ơn cụ Nhĩ lắm, rồi mấy hôm sau vay mượn, mua mảnh đất trong làng, còn mảnh đất nhà cũ, ít lâu sau chỗ mình rộ phong trào đào đất sét làm gạch, chỗ đó hóa lò gạch… Chỉ ban ngày mới có người tới, còn ko ai vãng lai cả, riêng gốc cây Dầu vẫn còn- và nó còn gây nhiều chuyện cho làng nữa…

0